Mang thai lại có dấu hiệu mọc răng khôn
Mọc răng không thường gây đau nhức răng dữ dội, nguyên nhân là do không đủ chỗ cho răng mọc khiến răng khôn mọc lệch, mọc ngược hoặc húc vào các răng xung quanh gây ra những bệnh lý nguy hiểm. Vậy răng khôn mọc lệch có nên nhổ
không? Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Mang thai lại có dấu hiệu mọc răng khôn
Răng khôn sẽ mọc ở độ tuổi từ 17 – 26 tuổi, tùy vào cơ địa của mỗi người mà răng khôn sẽ mọc theo các hình thái khác nhau. Và đa số răng khôn đều mọc ngầm, mọc lệch vì không còn chỗ trên cung hàm nữa. Và đó là lý do vì sao khi mọc răng khôn, bạn dễ bị ê nhức, lên cơn sốt, đau đớn,…
Đối với các chị em đang mang thai, quá trình mọc răng khôn diễn ra là điều bình thường. Và các bác sĩ khuyến khích là chị em nên đến bác sĩ để được theo dõi và có cách xử lý phù hợp nhất. Còn nếu không thì bạn có thể áp dụng các mẹo nhỏ dưới đây có thể làm giảm đau khi đang ở nhà.
Cách giảm đau khi mọc răng khôn
Giữ sạch vùng khoang miệng: Khi mọc răng khôn, lợi sẽ bị đỏ và sưng và đây là thời điểm rất dễ bị nhiễm trùng. Vì vậy, bạn phải thường xuyên xúc miệng bằng nước muối sinh lý (Natri clorid 0,9%), đặc biệt là sau khi ăn. Sử dụng nước sát trùng: Dùng bông thấm nước sát trùng tra vào chỗ răng mọc, giữ nguyên từ 15 – 20 phút, làm 2 lần/ ngày.
Giảm đau bằng bấm huyệt: Mọc răng khiến lợi sưng to và ảnh hưởng đến thần kinh gây đau nhức đầu. Ngoài việc uống thuốc giảm đau, bạn có thể bấm huyệt thương dương. Sử dụng hai ngón tay của tay đối diện day vào huyệt thương dương. Lưu ý: Đau răng bên nào thì bấm huyệt bên tay đó. Thực hiện động tác này liên tục sẽ giúp giảm đau hiệu quả.
Những nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học Canada đã chứng minh, tác động vào các dây thần kinh nhỏ ở khu vực mu bàn tay sẽ gây kích thích một vùng của não, ngăn chặn cơn đau. Vì vậy, chỉ cần dùng đá lạnh xoa nhẹ trên mu bàn tay, chỗ tạo thành hình chữ V giữa ngón cái và ngón trỏ sẽ giúp hạn chế cơn đau răng.
Mang thai lại có dấu hiệu mọc răng khôn
Reviewed by trám răng tư vấn
on
18 tháng 5
Rating: